Mật ong
Mật ong Nông nghiệp I
Mật ong hoa nhãn

Sữa ong chúa tươi

Tính chất lý hoá và thành phần hoá học của sữa chúa
Sữa chúa là chất sệt, dính, màu trắng hoặc vàng nhạt, có vị nhạt hơi chua. Sữa chúa ít tan trong nước và bị nhiệt làm mất tác dụng, dễ bị ôxy hoá và ánh sáng làm mất tác dụng. Có pH từ 4,1-4,8.
Thành phần của sữa chúa:
–  18% protein
–  10-17% đường các loại: gluco, fructo và saccaro
–  5,5% chất béo
–  1-2% các chất khoáng, khoảng 62,4% nước và 1,9% axit 10- hydroxy-2-dêxênic.
Sữa chúa có 18 axit amin trong đó đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể. Sữa chúa rất giàu vitamin như B1, B2, B3, B6, E, PP, H. Trong sữa chúa cũng có nhiều loại men như oxydaza, cholinesteraza, photphataza, lipaza, diataza, men chuyển hoá amin… Sữa chúa còn chứa nhiều axit hữu cơ và các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố cần cho hoạt động của cơ thể.

Công dụng của sữa ong chúa
Sữa chúa là sản phẩm có giá trị nhất trong ngành ong nhờ có nhiều tác dụng đến sinh trưởng và chữa bệnh của con người.
– Chữa bệnh trẻ em suy dinh dưỡng, tăng hoạt động trí não và cơ bắp cho người già, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
– Sữa ong chúa có tác dụng điều hoà huyết áp, giảm huyết áp cho người huyết áp cao và tăng huyết áp cho người có huyết áp thấp.
– Sữa chúa điều hoà hệ thống nội tiết và sinh dục, kích thích sinh trưởng và tái tạo tế bào, ảnh hưởng đến thượng thận là nơi sản sinh ra nhiều loại men và các chất nội tiết quan trọng.
– Tác dụng kháng sinh sữa chúa ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm mốc do có chất axit 10- hydro-2-dexenic.
– Sữa chúa còn có tác dụng tốt với bệnh thấp khớp, bệnh viên gan truyền nhiễm và bệnh suy nhược thần kinh.
– Sữa chúa được dùng để bào chế nhiều loại kem dưỡng da vì giàu chất dinh dưỡng, men, vitamin, trong đó có axit pantothenic có tác dụng quan trọng trong việc tái tạo tế bào.